Lịch sử Hoàng_quý_phi

Trước thời nhà Minh, tước vị Quý phi là cao nhất dành cho các phi tần, những năm đầu thời nhà Minh cũng theo như vậy. Khi Minh Tuyên Tông chuyên sủng Quý phi Tôn thị, đã cho phép Quý phi nhận Kim bảo lẫn Kim sách, trong khi theo quy chế chỉ có Hoàng hậu nhận Kim bảo, điều này được nhìn nhận là bước đệm lớn cho việc hình thành nên tước vị Hoàng quý phi của triều Minh về sau[1].

Năm Cảnh Thái thứ 7 (1457), tháng 8, Minh Đại Tông sách phong sủng phi Đường thị làm Hoàng quý phi, nhưng sau khi Minh Anh Tông đoạt lại ngôi, thân phận của Đường thị bị giáng truất và bị ép tuẫn táng, danh vị Hoàng quý phi của Đường thị theo đó cũng không được công nhận[2][3]. Thời Minh Hiến Tông, Vạn Quý phi đắc sủng trở thành Hoàng quý phi[4], là Hoàng quý phi đầu tiên được công nhận trong lịch sử. Từ đó, nhà Minh đều lấy Hoàng quý phi là phong hiệu cao quý nhất của các phi tần.

Sau này nhà Thanh nhập quan, tiếp tục noi theo chế độ của nhà Minh để lập ra tước vị cho hậu cung. Trong hậu cung nhà Thanh, tước vị Hoàng quý phi đứng đầu các phi tần, chỉ dưới Hoàng hậu, và chỉ 1 người được phong tại vị[5]. Sang nhà NguyễnViệt Nam cùng nhà Triều TiênHàn Quốc, do ảnh hưởng văn hóa đồng văn nên cũng thiết lập tước vị [Hoàng quý phi] trong Nội đình.

Liên quan